Quy trình và phí kiểm định xe ô tô 7 chỗ hiện nay

Quy trình và phí kiểm định xe ô tô 7 chỗ hiện nay

30/07/2018 Off By User

Để chiếc xe của bạn được lăn bánh hợp pháp trên đường, ngoài chi phí ban đầu bạn bỏ ra mua xe, bạn còn phải nộp thêm rất nhiều loại thuế, phí khác. Một trong những loại phí bắt buộc phải nộp là phí kiểm định xe ô tô (hay còn gọi là phí đăng kiểm xe ô tô). Vậy kiểm định xe ô tô là gì? Phí kiểm định ô tô 7 chỗ hiện nay là bao nhiêu tiền?

Đăng kiểm xe ô tô

Theo quy định của nhà nước, tất cả các phương tiện xe cơ giới, ô tô, máy kéo đề phải đăng kiểm trước khi tham gia giao thông.

Đăng kiểm xe ô tô là quá trình cơ quan chức năng kiểm định chất lượng xe có đạt yêu cầu về an toàn kỹ thuật và mức độ bảo vệ môi trường không. Nếu xe của bạn đạt yêu cầu, bạn sẽ được cơ quan đăng kiểm cấp giấy và tem đăng kiểm. Ngược lại, nếu xe của bạn bị hỏng bất cứ bộ phận nào nằm trong danh mục kiểm tra thì bạn cần phải đến các gara ô tô để sửa chữa, bảo dưỡng đến khi đạt mới được cấp chứng nhận đăng kiểm.

Phí đăng kiểm xe ô tô 7 chỗ

  • Mức phí đăng kiểm xe ô tô 7 chỗ hiện nay là 240.000 đồng.
  • Mức thu phí cấp giấy chứng nhận kiểm định là: 100.000 đồng

Tổng là 340.000 đồng.

>>  Có thể bạn quan tâm: Phí bảo hiểm bắt buộc xe ô tô 7 chỗ bao nhiêu tiền?

phí kiểm định xe ô tô 7 chỗ

Phí kiểm định xe ô tô 7 chỗ

Quy trình kiểm định xe ô tô

Quy trình kiểm định xe ô tô được chia thành 5 công đoạn

Kiểm tra xe tổng quát

Ở công đoạn này, chủ xe cần chú ý kiểm tra một số hạng mục sau trước khi mang xe đi đăng kiểm

  • Lốp xe: Kiểm tra xem lốp xe có bị mòn vượt mức dấu chỉ báo độ mòn của nhà sản xuất. Nếu có, bạn nên đến các gara ô tô kiểm tra và tiến hành thay lốp. Khi thay lốp phải chú ý phải lắp lốp xe đúng kích cỡ ghi trong giấy chứng nhận kiểm định.
  • Đèn chiếu sáng: Với xe ô tô phải có đủ đèn pha, cốt ở hai bên xe. Kiểm tra kỹ xem đèn có bị hỏng không, khả năng chiếu sáng có tốt không
  • Đèn tín hiệu: Đèn báo rẽ, đèn báo lùi, đèn kích thước, đèn phanh có sáng khi bật công tắc không, các nắp chụp đèn không được nứt, vỡ
  • Thùng xe (với xe tải và xe ben): Tuyệt đối không cơi nới thùng hàng để chở thêm được nhiều hàng hóa. Thùng xe phải đúng kích cỡ như trong giấy chứng nhận kiểm định.

Kiểm tra phần trên của xe

Chủ xe cần lưu ý một số hạng mục sau:

  • Kính chắn gió không được nứt, vỡ
  • Gạt nước phun nước rửa kính phải hoạt động bình thường
  • Vô lăng, trục lái phải kiểm tra và điều chỉnh cơ cấu lái nếu thấy bất thường.

>> Bạn có biết: Phí bảo trì đường bộ xe ô tô 7 chỗ năm 2018 là bao nhiêu?

phí kiểm định xe ô tô 7 chỗ

Quy trình kiểm định xe ô tô

Kiểm tra trượt ngang bánh xe dẫn hướng, phanh xe

Công đoạn mà xe hay bị mắc lỗi khi kiểm tra là hệ thống phanh. Hệ thống phanh tuy có kết cấu phức tạp nhưng chủ xe vẫn có thể phát hiện được những lỗi cơ bản. Các lỗi đó như các chi tiết của hệ thống phanh bắt không siết chặt với nhau, mối ghép lỏng, thay thế các chi tiết khác không cùng chủng loại, hiệu quả phanh không đủ, độ lệch giữa các bánh xe quá giới hạn…

Để đảm bảo an toàn cho chủ xe và những người ngồi trong xe nên kiểm tra bảo dưỡng hệ thống phanh theo chu kỳ 6 tháng/lần.

Kiểm tra tiêu chuẩn bảo vệ môi trường (khí xả)

Một số hạng mục cần lưu ý như sau:

  • Còi điện: Xe phải có còi điện theo quy định
  • Khí thải động cơ xăng: Nếu xăng lửa xe có vấn đề thì sẽ không đạt yêu cầu vì như vậy sẽ dẫn đến quá trình cháy của động cơ không tốt làm tăng lượng khí thải ra ngoài môi trường.
  • Khói động cơ dầu: Với động cơ diesel sẽ kiểm tra khói ở tốc độ vòng quay lớn nhất (theo quy định) của động cơ. Vì vậy, chủ xe nên kiểm tra cánh quạt gió, két nước làm mát…

Kiểm tra phần dưới của xe

Các hạng mục chính phải kiểm tra

  • Rô tuyn lái
  • Nhíp: Kiểm tra nhíp có lá nhíp nào bị gãy hay xô lệch không
  • Các đăng.

Ở công đoạn kiểm tra này, khi bạn lái xe trên đường đi qua chỗ xóc không phát hiện tiếng kêu lạ thì chỉ cần kiểm tra trực quan ở nhà thấy ổn là được.

Quy trình kiểm tra rất chặt chẽ nhằm phát hiện ra các lỗi để thông báo cho chủ xe khắc phục, đảm bảo an toàn khi sử dụng xe. Vì vậy,chủ xe nên cho xe đi kiểm tra, bảo dưỡng trước khi đi đăng kiểm để tránh trường hợp xe chỉ bị trục trặc một lỗi nhỏ mà bị đánh trượt phải đi đăng kiểm lại.

Please follow and like us: