
Phí bảo trì đường bộ xe ô tô 5 chỗ và những điều cần biết
30/07/2018Bất kỳ công trình xây dựng nào cũng bị hao mòn theo thời gian sử dụng. Những con đường thẳng tăm tắp cũng không thể tránh khỏi bị gập ghềnh, ổ gà, trục trặc… sau một thời gian sử dụng. Vì vậy, chúng cần phải được bảo trì, nâng cấp để phục vụ nhu cầu đi lại của mọi người
Muốn bảo dưỡng đường bộ phải có kinh phí mà ngân sách nhà nước bỏ ra không đủ để thực hiện quá trình này. Vì vậy, chủ xe ô tô phải nộp phí đường bộ để tu sửa đường phục vụ chính nhu cầu lưu thông của bản thân.
Mục lục
Các đối tượng chịu phí đường bộ
Theo quy định của pháp luật, các đối tượng chịu phí sử dụng đường bộ là các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ đã đăng ký lưu hành (có giấy chứng nhận đăng ký xe và biển số xe) bao gồm: Xe ô tô, máy kéo, rơ mooc, sơ mi rơ mooc được kéo bởi ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự.
>> Xem thêm: Phí bảo trì đường bộ ô tô 4 chỗ và mức phạt khi không nộp phí hiện nay là bao nhiêu?
Tất cả các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ đều phải nộp phí đường bộ
Những xe ô tô chịu phí đường bộ theo quy định trên được miễn phí đường bộ trong các trường hợp sau:
- Bị hủy hoại do tai nạn hoặc thiên tai
- Bị tịch thu hoặc bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe
- Bị tai nạn đến mức không tiếp tục lưu hành phải sửa chữa từ 30 ngày trở lên
- Xe kinh doanh vận tải thuộc các hợp tác xã, các doanh nghiệp kinh doanh vận tải tạm dừng lưu hành liên tục từ 30 ngày trở lên
- Xe ô tô không tham gia lưu thông, không sử dụng đường thuộc hệ thống giao thông đường bộ chỉ sử dụng trong phạm vi đất thuộc quản lý của doanh nghiệp, hợp tác xã như: nhà ga, cảng, khu khai thác khoáng sản, nông, lâm nghiệp và xe ô tô dùng để sát hạch của tổ chức đào tạo dạy nghề lái xe
- Xe ô tô đăng ký, đăng kiểm tại Việt Nam nhưng hoạt động tại nước ngoài liên tục từ 30 ngày trở lên
- Xe ô tô bị mất trộm trong thời gian từ 30 ngày trở lên.
Phí bảo trì đường bộ xe ô tô 5 chỗ hiện nay là bao nhiêu?
Loại phương tiện | Mức thu (nghìn đồng) | ||||||
1 tháng | 3 tháng | 6 tháng | 12 tháng | 18 tháng | 24 tháng | 30 tháng | |
Xe ô tô 5 chỗ ngồi đăng ký tên cá nhân | 130 | 390 | 780 | 1.560 | 2.280 | 3.000 | 3.660 |
Xe ô tô 5 chỗ ngồi (trừ xe đăng ký tên cá nhân) | 180 | 540 | 1.080 | 2.160 | 3.150 | 4.150 | 5.070 |
Lưu ý
- Mức thu 1 tháng năm 2 (từ tháng 13 đến tháng 24 tính từ khi đăng kiểm và nộp phí) bằng 92% mức phí của 1 tháng năm 1
- Mức thu 1 tháng năm 3 (từ tháng 25 đến tháng 30 tính từ khi đăng kiểm và nộp phí) bằng 85% mức phí của 1 tháng năm 2.
>> Có thể bạn chưa biết: Mức thu phí bảo trì đường bộ xe ô tô 7 chỗ năm 2018 là bao nhiêu?
Tem nộp phí sử dụng đường bộ
Nếu chủ xe ô tô đến đăng kiểm sớm hoặc muộn hơn thì phí đường bộ sẽ được tính như sau:
- Đăng kiểm sớm: Số tiền phải nộp = Số tháng đã lưu hành (Không tính tháng đến đăng kiểm sớm) x Mức phí + (Số ngày trong tháng tính đến ngày đến đăng kiểm sớm/ 30) x Mức phí
- Đăng kiểm muộn: Số tiền phải nộp = Số tháng nộp phí theo chu kỳ x Mức phí + (Số ngày nộp muộn/ 30) x Mức phí.
Phương thức và địa điểm nộp phí bảo trì đường bộ
Với xe ô tô cá nhân đăng ký tại Việt Nam, phí đường bộ được tính theo năm (12 tháng) và theo chu kỳ đăng kiểm của xe. Dù bạn đi ít hay đi nhiều vẫn phải nộp số tiền đó nếu không thuộc đối tượng được miễn phí theo quy định của Nhà nước.
Đến kỳ đăng kiểm, chủ xe ô tô mang xe đến cơ quan đăng kiểm thuận tiện cho mình nhất nộp phí đăng kiểm và nộp phí bảo trì đường bộ cho cơ quan đăng kiểm. Cơ quan đăng kiểm sẽ dán tem nộp phí sử dụng đường bộ lên cửa kính chắn gió trước của xe. Trong tem có ghi rõ hạn sử dụng của tem để tiện kiểm tra và nhắc nhở chủ xe nộp phí.
Phí bảo trì đường bộ sẽ được sử dụng để bảo trì, nâng cấp các công trình giao thông, giúp cho những chuyến đi của bạn và những người đồng hành thêm phần đảm bảo sự an toàn. Vì vậy hãy nâng cao ý thức nộp phí bảo trì đường bộ để hành trình của bạn gặp nhiều thuận lợi.